Học Từ vựng đúng cách - Vì sao học mãi mà không thể nhớ được từ vựng
Vinh Danh Education, 14/10/2020 Viewed: 8319

Nếu bạn không thể nhớ được một từ vựng nào đó dù đã học nó rất nhiều lần, nếu bạn thường quên đi từ vựng của các bài trước ngay khi bắt đầu một bài học mới hoặc nếu bạn không thể nghe được những từ mà bạn hoàn toàn có thể dịch được nghĩa trong vòng 1 nốt nhạc, … thì bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn

hoc-tu-vung-dung-cach---vi-sao-hoc-mai-ma-khong-the-nho-duoc-tu-vung

Cấu tạo của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một chất liệu tư duy, nó được cấu thành bởi các đơn vị khác nhau. Trong đó thành phần cơ bản nhất chính là từ vựng. Về cấu trúc tổ chức, mỗi từ vựng là một biểu tượng trong não bộ và được cấu thành bởi 03 yếu tố cơ bản: 

  • Hình ảnh (Image)
  • Âm thanh (Pronunciation) và
  • Ngữ nghĩa (Meaning)

Theo các nghiên cứu mới nhất, nếu tiếp nhận thiếu một trong ba yếu tố cấu thành trên thì các biểu tượng trong não bộ sẽ không được hình thành và quá trình lĩnh hội ngôn ngữ sẽ bị chắp vá.

Học từ vựng đúng cách

Đối với những người học Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, hệ thống các biểu tượng đã tồn tại trước đó và nhiệm vụ của việc học ngoại ngữ là kết nối những từ vựng khô khan vào những biểu tượng có sẵn của não bộ. Đây là con đường ngắn nhất để học ngoại ngữ và là cách học thông minh nhất, giúp người học có thể tận dụng triệt để kiến thức và kinh nghiệm của Tiếng mẹ đẻ trong Tiếng Anh.

Như vậy, để học Từ vựng hiệu quả, điều đầu tiên người học phải tiếp nhận đủ 3 chất liệu nêu trên của một từ vựng. Quá trình này bao gồm các giai đoạn: Nhìn từ vựng - hiểu ngữ nghĩa, xem hình ảnh - liên kết biểu tượng và nghe phát âm - hoàn thiện kết nối.

Một công đoạn quan trọng nhưng cũng thường bị bỏ sót đó là việc lặp lại cách phát âm của một từ vựng mới, để đảm bảo rằng người học có thể phát âm chính xác từ vựng đó. Đây là thước đo quan trọng, giúp kiểm chứng hiệu quả học. Điều đáng buồn là rất nhiều người thường bỏ sót khâu này do nhiều nguyên nhân như: không có phát âm nên không biết đọc, người Anh-Mỹ đọc ngộ ngộ, không giống cách của người Châu Á thông minh…. Kết quả là, người học tự thỏa hiệp và cho rằng việc nhìn thấy một từ vựng nào đó cũng đồng nghĩa với việc họ đã học xong. Đây là một ngộ nhận cần phải khắc phục bằng một phương pháp đúng đắn.

Các phương pháp học Từ vựng

Trên thực tế, việc tự học ngoại ngữ thường được người học tiếp nhận một cách tự phát và tùy theo điều kiện và sở thích của từng người:

Học Tiếng Anh qua các bài đọc Reading

Đây là phương pháp rất thường thấy của những người tự học. Họ dành thời gian hàng giờ chỉ để tra từ điển ngữ nghĩa, ban đầu người học cũng tự mình đọc phát âm nhưng về sau buông xuôi dần.

Nhược điểm: Phương pháp này thiếu 2/3 chất liệu quan trọng là Hình ảnh và Âm thanh phát âm. Chính điều này làm cho kết nối giữa từ vựng Tiếng Anh vào các biểu tượng trong não bộ không được hình thành, dẫn đến khả năng nhớ rất mơ hồ, khiến người học phải tra từ điển rất nhiều lần cho một từ nào đó. Ở cấp độ Sentence, tuy có thể nắm được bối cảnh ngữ nghĩa nhưng người học chỉ có thể dịch 1 chiều Anh – Việt, không thể dịch ngược Việt - Anh. Người học cũng không có khả năng nghe được những từ vựng cơ bản khi người nước ngoài nói thành câu hoàn chỉnh.

Theo mô hình khung năng lực Anh ngữ ứng dụng Riolish, kỹ năng Reading là phần tiệm cận với kỹ năng cao nhất của quá trình tư duy ngôn ngữ, chúng có chức năng cảm nhận thông tin, tóm tắt ngữ nghĩa và xây dựng logic tư duy, nên việc áp dụng phương pháp này ngay từ đầu để học từ vựng sẽ không phù hợp. Tuy nhiên chúng sẽ rất hữu ích ở giai đoạn về sau, khi người học đã có nền tảng.

Học Từ vựng qua các Flash card

Đây là một mô hình học từ vựng trực quan và sinh động hơn và nên được bắt đầu đầu tiên trong quá trình học ngôn ngữ. Phương pháp này giúp trang bị Hình ảnh, Ngữ nghĩa và có thể thay thế hoàn toàn việc lập đi lập lại các danh sách từ vựng như truyền thống. 

Điểm yếu của các Flash card là chúng không có Phát âm và phần Hình ảnh chỉ có thể minh họa những ý tưởng cơ bản như các danh từ cụ thể, các động từ giản đơn. Đối với các từ vựng trừu tượng, đội ngũ biên soạn phải có những trải nghiệm về tâm lý điển hình, có khả năng cảm nhận ngôn ngữ ở trình độ rất cao … điều mà đa phần các Flash card chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Ngoài ra, các Flash card cũng thường có kích thước cố định nên không thể bổ sung nhiều ví dụ cho người học và không phải Flash card nào cũng có ví dụ minh họa ngữ cảnh. 

Qua quan sát thực nghiệm của chúng tôi, nếu chỉ dựa vào Flash card, người học chỉ có thể mường tượng được Tiếng Anh ở cấp độ từ vựng, chưa đủ chất liệu ngôn ngữ để diễn đạt được các ý tưởng hoàn chỉnh và do vậy chưa đủ sức để hiểu được các câu Tiếng Anh. Ngôn ngữ được tích lũy thường là Tiếng Bồi.

Học Tiếng Anh qua các bài hát

Đây là một phương pháp khá trực quan kết hợp các ưu điểm của cả Reading và phần Phát âm sinh động. Sức mạnh và sự hiệu quả trong phương pháp này đến từ sở thích cá nhân và niềm đam mê của mỗi người. 

Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng phù hợp. Nó chỉ dành cho những ai yêu thích âm nhạc mà thôi. Ngoài ra, các câu từ và phát âm trong các bài hát thường bị biến dạng tùy theo giai điệu có thể khiến người học nhầm lẫn trong phát âm. 

Một lưu ý quan trọng là: từ vựng trong các các bài hát thường không theo một chủ đề cố định. Điều này làm cho quá trình học Tiếng Anh trở nên rời rạc, thiếu tính kết nối. Do vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với những ai đã có một nền tảng Tiếng Anh nhất định.

Tuy vậy, với phương pháp này, người học có thể nghe được phát âm và hiểu được ngữ nghĩa nhanh hơn và phong phú hơn so với các biện pháp truyền thống

Một ngộ nhận phổ biến trong phương pháp này là người học tự an ủi mình nếu nghe hoài mà vẫn không hiểu được nội dung bài hát thì nguyên nhân chỉ là do nghe chưa đủ nhiều. Điều này cũng tương tự với quan niệm cho rằng cứ căng não xem truyền hình hay nghe radio liên tục thì tự nhiên sẽ hiểu. Trên thực tế, đây không khác gì một cực hình, và cũng không khác gì việc những chú vịt nghe sấm. Mấu chốt để có thể nghe nhồi, và nói đuổi chính là một nền tảng từ vựng đủ mạnh để có thể bắt nhịp với những diễn biến trong bài hát hay các bộ phim. 

Do vậy, chúng tôi khuyến khị người học nên tích lũy từ vựng trước khi có chuyển biến xa hơn trong các kỹ năng Writing, Speaking, Listening và Reading.

Học Tiếng Anh với Trợ lý Anh ngữ Riolish.

Riolish là ứng dụng do người Việt Nam phát triển, và là một tổ hợp hoàn chỉnh các chức năng học Tiếng Anh, từng bước dẫn dắt người học vượt qua các cấp độ Word, Phrase và Sentence. Riolish gồm 52 chủ đề từ vựng khác nhau, được thiết kế như 52 thử thách mà người học cần phải vượt qua trong chặng đường chinh phục giấc mơ Anh ngữ.

Riêng phần Từ vựng, Trợ lý Anh ngữ Riolish được thiết kế theo mô hình “Bộ ba tương tác”, giúp người học vừa có thể nắm được Ngữ nghĩa (Meaning), vừa có thể xem Hình ảnh (Image) để kết nối và đồng thời vừa có thể nghe được Phát âm (Pronunciation) trong cùng một thời điểm. Tính năng học từ vựng nhanh (Quick Learning) của Riolish được thiết kế để giúp người học có thể lĩnh hội 20 từ vựng chỉ trong vòng 03 phút. 

Riolish trang bị đầy đủ các ví dụ điển hình, được cấu trúc và mô hình hóa, giúp khắc phục các điểm yếu của các phương pháp học từ vựng truyền thống. Ngoài ra, Trợ lý Anh ngữ Riolish cũng cung cấp nhiều tư liệu cho các kỹ năng khác nhau như Writing và Speaking, Listening và Reading. Một lưu ý quan trọng là người học chỉ cần học các mục có biểu tượng chìa khóa vàng bên tay phải mà không cần phải học 100% nội dung. 

Tất cả những gì người học cần làm là dành 45 phút mỗi ngày, 6 ngày trên tuần và liên tục trong 6 tháng.

Famous Quotes